Thời điểm tổ chức lễ hội Hết Chá
Ý Nghĩa của lễ Hội
Lễ hội Hết Chá là một trong những lễ hội mang tính tâm linh. Là dịp để người dân tạ ơn đất trời tạ ơn người sinh thành, những người thân quá cố. Đồng thời cũng là dịp để kết nối cộng đồng, để giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Lễ hội cũng là thời điểm để người dân bày tỏ nỗi lòng với trời đất để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, vạn vật hòa hợp, cuộc sống yên vui, mùa màng bội thu….
>> Xem thêm: Top những chương trình tour Mộc Châu Hot nhất hiện nay
Nguồn Gốc lễ hội Hết Chá Sơn La
Theo người dân nơi đây kể lại. Thì trước đây khi cuộc sống của những người dân tộc thái còn gặp nhiều khó khăn. nên những người bị ốm đau bệnh tật cũng không có tiền để chạy chữa chính vì vậy người dân lúc này không còn cách nào khác chỉ có thể cậy nhờ những người thầy cúng cũng chính là những người thầy lang bốc thuốc nam. Sau này nhiều người được thầy cúng chữa khỏi bệnh và được họa nhận làm con nuôi. Hàng năm những người thầy cúng này tổ chức lễ hội Hết Chá để những người được thầy cúng chữa khỏi bệnh có cơ hội thể hiện lòng biết ơn. Và đây cũng là lúc thầy cúng làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần linh đã giúp con người vượt qua những lúc khó khăn của bệnh tật đây cũng là buổi lễ để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với dân làng. Thời điểm này là thời điểm gần tết khá bận nên các thầy mo ấn định buổi lễ tạ ơn này sẽ diễn ra vào tháng 3 hàng năm và được duy trì cho đến ngày nay.
Hình thức tổ chức Lễ Hội
Cuộc sống của người dân tộc xưa kia cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên, Vì vậy việc tìm kiếm thức ăn vẫn chủ yếu dựa vào việc săn bắt và hái lượm. Chính vì vậy vào buổi lễ hội thì những người dân sẽ tái hiện lại một chuyến đi săn, những cuộc thi bắt cá dưới suối, những lúc người dân bắt đầu biết đến trồng lúa làm ruộng. Cũng trong buổi lễ sẽ diễn ra những vở kịch để phê phán những thói hư tật xấu của con người cũng như tôn vinh và phát huy những cái hay cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày.
Trong thời gian tổ chức lễ hội cũng là lúc diễn ra nhiều trò chơi dân gian như lấy lửa bằng tre, ném còn và được thưởng thức những món ăn truyền thống nổi tiếng. Trong lễ hội Hết Chá được chia thành 2 phần rõ ràng
> Xem thêm: Chợ tình Mộc Châu khám phá phiên chợ độc đáo
Phần Lễ
Phần lễ được diễn ra vào buổi sáng ngày đầu tiên của lễ hội. Từ sáng sớm các thầy mo cùng với chủ lễ đã làm thủ tục cúng thổ thần, thần linh, thần cây đa, lúc này chủ lễ cùng các thầy mo báo cáo lên thần linh về việc tổ chức lễ hội.
Sau khi nghi lễ cúng tế kết thúc sẽ đến phần tô chức nghi lễ rước hoa mạ, hoa ban và cây nêu về phần sân khấu diễn ra lễ hội.
Phần Hội
Sau khi phần lễ kết thúc sẽ diễn ra phần hội phần hội được tổ chức nhiều trò chơi khác nhau như ném còn, tó má lẹ, đi cầu kiều… Cùng với những trò chơi là những điệu múa xòe uyển chuyển, nhịp nhàng, duyên dáng quanh cây nêu trong những âm thanh của tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã trầm bổng tạo nên một không gian vô cùng ấn tượng và độc đáo
Qua thời gian lễ hội Hết Chá dường như đã bị mai một đi phần nào. Nhưng từ năm 2008 đến nay lễ hội Hết Chá được nhà nước chính quyền quan tâm nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc nên lễ hội được người dân tộc thái đã phục dựng lại nét văn hóa độc đáo này cho đến ngày nay.
>> Xem thêm: Chương trình Tour Mộc Châu 2 ngày 1 đêm
Vậy nên cứ vào dịp hoa ban nở rộ tại mảnh đất Mộc Châu Sơn La cũng là lúc người dân tất bật chuẩn bị để chào đón lễ hội Hết Chá.
Nếu bạn là người yêu thích những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thì đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm độc đáo và đặc biệt của nơi này hãy đến du lịch Sơn La để trải nghiệm. Chính vì những ý nghĩa tốt đẹp đó mà lễ hội Hết Chá được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.