Tham khảo tour du lịch tây bắc hấp dẫn tại https://dulichkhatvongviet.com/kinh-nghiem-du-lich-tay-bac/
Ý nghĩa của trò chơi Ném Còn
Trò chơi Ném Còn là một trò chơi dân gian có từ lâu đời của người Thái. Theo quan niệm của người dân thì có ý nghĩa rất lớn. Khi quả còn được tung lên sẽ mang ý nghĩa tượng trưng cho mọi buồn đau những điều không may mắn sẽ được rũ sạch, thay vào đó là sự ấm no, hạnh phúc. Nếu ném quả còn trúng vòng tròn cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.
Chò trơi ném còn ngày nay không chỉ riêng của người Thái mà đã trở thành trò chơi của các dân tộc tại tỉnh Điện Biên và Sơn La. Với họ, trò chơi ném còn đưa tới thông điệp mong muốn âm – dương hòa hợp, cầu mong con cái trong nhà đông đúc. Chính vì vậy những người dân tộc Thái hiếm muộn thường rất hào hứng thi ném còn để cầu tự. Nơi quả còn ném tới thường hướng về đầu sông, hay suối với ý nghĩa là hướng về các bản làng người Thái.
Không chỉ có người Thái mà người Tày cũng có ý nghĩa riêng. Đó là cầu mong mùa màng bội thu chính vì vậy trước khi kết thúc buổi lễ hội Thầy mo sẽ rạch quả còn thiêng (đã được ban phép) lấy hạt bên trong, tung lên để mọi người cùng hứng lấy vận may. Với họ những hạt lúa này sẽ mang lại may mắn mùa màng bội thu, bởi nó đã được truyền hơi ấm của những bàn tay con người.
Còn đối với người dân tộc Mường hội ném là dịp để nam thanh nữ tú gặp nhau. Trò chơi được coi như là bà mối để se duyên. Bên nào thua sẽ phải để lại một vật làm tin và người thua thường là các chàng trai. Sau khi lễ hội kết thúc, chàng trai sẽ đến nhà cô gái để xin lại vật đã gửi lại làm tin, và đây là cái cớ để hai người gặp gỡ, tìm hiểu tiếp.
Các Thức trò chơi Ném Còn
Có thể cách thức chơi trò chơi ném còn mỗi dân tộc đều có sự khác nhau chút ít về hình thức. Nhưng vẫn có những điểm giống nhau.
Đối với người Thái thì quả còn được làm từ những mảnh vải vụn cắt thành hình vuông nhỏ rồi gấp chéo bốn góc với nhau. Bên trong quả còn được nhồi bằng hạt bông hoặc hạt thóc biểu tượng của sự ấm no và sinh sôi nảy nở. Dây của quả còn cũng được khâu bằng vải có độ dài khoảng nửa sải tay, và đính 1 đầu vào điểm tâm giao. Tua của còn được làm từng những miếng vải vụn nhiều màu sắc và được đính vào vào 4 góc của quả còn và một ít đính ở phần dây còn để khi ném quả còn lên nhìn từ xa như hình một con rồng đang bay. Tiếng của người thái gọi là “con cuống”, mang niềm tin đem lại sự phồn thịnh và hạnh phúc. Thường quả còn chia thành 4-8 múi với những màu sắc khác nhau, nhưng đối với những người con gái khéo tay thì họ có thể may quả còn với 12 múi mang 12 màu sắc khác nhau
Trò chơi ném còn thường diễn ra tại một khu đất rộng và bằng phẳng và được chia thành 2 cách rõ ràng.
Cách 1:
Nhóm các thanh niên nam nữ chưa vợ chưa chồng sẽ chơi theo tục tỏ tình, giao duyên. Tục này thường diễn ra vào những ngày hội đầu xuân. Các đôi trai gái diện những bộ trang phục mới truyền thống của dân tộc. Các cô gái thường chọn một bãi đất trống bằng phẳng để rủ các các chàng trai ra chơi còn. Cách thức được phân chia rõ nam đứng một bên nữ đứng một bên. Lúc đầu còn tung sang nhau đại trà sau một khoảng thời gian đôi nào phải lòng nhau tự khắc sẽ ném cho nhau sau cũng là từng đôi một ném cho nhau. Cũng nhờ trò chơi này mà nhiều người đã thành vợ thành chồng.
Cách 2:
Hình thức ném còn qua vòng được người dân gọi là ” tọt con vòng” với hình thức chơi này thì người ta dùng một cây tre cao khoảng 10m, trên đỉnh của ngọn tre có gắn một hình tròn với đường kính từ 50 đến 70cm được dựng ở giữa sân. Xung quanh chiếc vòng trên cây được trang trí một lớp vải màu sắc để dẽ quan sát cũng như ai ném chúng cũng có thể nhìn thấy. Trò chơi này dành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi không phân biệt lớn, nhỏ, trẻ, già, trai, gái…Hình thức chơi khá đơn giản 2 đội thi đấu với nhau đội nào tung lọt vào chiếc vòng sẽ giành chiến thắng. Phần thưởng của của lần chiến thắng sẽ là sự quy ước của người chơi trước khi thi đấu. Những phần thưởng có thể chỉ là đôi ba chén rượu.
Trò chơi ném còn vừa có ý nghĩa về văn hóa nhưng cũng là một môn thể thao để rèn luyện sức khỏe cũng như sự khéo léo, vừa chạy để tung và bắt quả cầu qua trò chơi này cũng là nơi giao lưu, gắn kết, tỏ tình…Do đó đây là trò chơi không chỉ thu hút nam nữ thanh niên mà còn nhiều người lớn tuổi cũng rất thích. Bởi bên cạnh việc trực tiếp tham gia chơi thì việc đứng ngoài để cổ vũ cũng làm cho không khí ngày hội trở nên sôi nổi và vui vẻ hơn cho những ngày lễ hội.
Nếu bạn muốn trải nghiệm trò chơi độc đáo này thì hãy đến các tỉnh thành miền núi phía bắc vào những ngày lễ hội như tết độc lập tại Mộc Châu, lễ hội hoa ban tại Điện Biên…. Hoặc những ngày đầu xuân năm mới nhé