Sơn La là một vùng núi cao thuộc Tây Bắc của Việt Nam nơi đây với địa hình phần lớn là đồi núi. Chính vì vậy hệ sinh thái ở đây rất đa dạng và phong phú, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng Mộc Châu, Tà Xùa, nhà tù Sơn La….Nhưng khi nhắc đến Sơn La phải nhắc đến những đặc sản nổi tiếng nơi đây được nhưng trâu gác bếp, nộm da trâu….Trong đó không thể nào không nhắc đến món ăn độc đáo nhất đó là Nậm Pịa hay còn gọi là Nặm Pịa là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng cao được làm từ phân trâu, bò, ngựa…. đây được coi là một món ăn kinh điển của dân tộc Thái.
Mục lục:
Ý nghĩa tên gọi Nậm Pịa
Nậm Pịa hay còn được gọi là Nặm Pịa đây là một món ăn truyền thống của người dân tộc thái không chỉ của Việt Nam mà đây còn là món ăn của dận tộc thái tại Trung Quốc.
Nậm (Nặm) trong tiếng của người thái có nghĩa là nước, Pịa là thứ dịch sền sệt trong ruột non của bò gồm các chất dịch tiêu hóa và thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn cho nên người miền xuôi thường gọi là phân non. Còn trong tiếng trung món ăn này có tên ” Ngưu Tát Phiết” trong đó ngưu là bò, tát phiết là dịch trong ruột non của bò.
>> Xem thêm: Danh sách những món ăn nổi tiếng của Sơn La
Nguồn gốc món ăn Nậm Pịa
Nguồn gốc của món ăn này là ở Quý Châu của Trung Quốc. Thực phẩm chính để làm ra món ăn này là phần phân non của bò nó là phần thức ăn mà khi bò ăn vào mà chưa tiêu hóa hết trong phần dạ dày bò đậy là giai đoạn trước khi trở thành phân. Người ta sẽ chế biến những thứ dịch cùng mật bò và cho thêm các gia vị cần thiết rồi được đun sôi lên và ăn như chúng ta ăn lẩu.
Tham khảo: tour du lịch Tà Xùa hấp dẫn tại https://dulichkhatvongviet.com/kinh-nghiem-di-ta-xua-san-may-day-du-chi-tiet-tu/
Theo tương truyền trước đây có một người ở Quý Châu, Trung Quốc. Người này này có bệnh về đường ruột nên cứ ăn vào là lại bị đau bụng và đi ngoài. Người này đã tìm đủ mọi danh y thời bấy giờ chữa trị nhưng đều không khỏi. Sau đó ông có nhìn thấy bò, dê luôn luôn khỏe mạnh nhờ ăn cỏ ông liền đánh liều ăn phần “Tát Phiến” không ngờ sau vài lần ăn bệnh tình của ông thuyên giảm hẳn. Sau đó thông tin này đã được nhiều người biết đến và được những người dân trong vùng học theo và cứ thế dần dần kỹ năng chế biến món ăn cho thêm các giả giải, các nguyên liệu cần thiết. Từ đó món lẩu “Ngưu biệt” được truyền từ đời này sang đời khác trở thành đặc sản của vùng đất Quý Châu. Mà người Quý Châu hầu hết là người dân tộc Thái Trong khoảng thời gian phong kiến thì những người thái ở Quý Trâu có di dân sang nhiều nước lân cận trong đó có Việt Nam. Và những người thái này vẫn giữ những món ăn mang tính đặc trưng của mình cho đến ngày nay. Nếu bạn có cơ hội đến du lịch Sơn La bạn đừng bỏ lỡ món ăn độc đáo này.
>> Xem thêm: Danh sách các tour du lịch độc đáo tại Sơn La
Quy trình chế biến Nậm Pịa
Nguyên liệu để chế biến món ăn Nậm Pịa được lựa chọn khá cẩn thận và kỹ càng. Đầu tiên là lựa chọn những con bò( trâu) để lấy ” ngưu tái phiến” là những con bò khỏe mạnh và hoàn toàn được cho ăn cỏ tươi và những nguyên liệu đông y trong một thời gian dài trước khi thịt. Cỏ cũng như những nguyên liệu về đông y sau khi được tiêu hóa trong dạ dày và ruột bò sẽ tạo thành một loại dịch thảo dược có giá trị lớn. Sau khi lấy phần “ngưu tái phiến” được những người chế biến pha chế thêm một số nguyên liệu đơn giản như mắm, muối, ớt…. và cho lên nấu chín. Món ăn sau khi hoàn thiện không những thơm ngon mà còn tốt cho dạ dày, giải nhiệt và có lợi cho đường tiêu hóa.
Quy trình chế biến: Phải nói rằng người dân tộc thái có thể có được cách chế biến món ăn Nậm Pịa này quả thực độc đáo.
+ Đầu tiên họ lấy chất dịch tiêu hóa Pịa ra khỏi trâu, bò, dê. Đó là phần ruột non.
+ Sau khi phần ruột non được lấy ra thì phần hai đầu ruột non được buộc chặt. Để chất dịch tiêu hóa không bị pha tạp với những chất khác cũng như vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập.
+ Sau phi đã hoàn thiện công đoạn lấy Pịa xong người ta dùng xương hoặc thịt hoặc lục phủ ngũ tạng để nấu thành nước dùng để làm cho ngọt nước. Thời gian đun nước thường tầm 3-4 tiếng đồng hồ. Sau khi nước được thì người ta cắt phần Pịa thành từng khúc nhỏ một và thả vào nồi cùng với một số loại như rau và gia vị như rau thơm, củ sả, hạt tiêu, mắc kén, tỏi, ớt….. Sau đó khuấy đều lên, cho tới khi hỗn hợp Pịa và nước dùng sền sệt trở thành một màu vàng nâu, hay nâu sẫm là được.
>> Xem thêm: Thời điểm du lịch Mộc Châu đẹp nhất
Cách ăn Nậm Pịa
Nậm Pịa sau khi nấu xong thì thường được người thái để luôn trên nồi ăn giống như ăn lẩu của mình. Thường món này được các đấng mày râu yêu thích và thưởng thức cùng những ly rượu ngô khoai sắn của họ sẽ tạo cho món ăn này thêm phần hấp dẫn.
Tuy nói đây là món đặc sản kinh điển của người Sơn La nhưng với món ăn này không phải ai cũng ăn được. Bởi món ăn có mùi hơi thum thủm. Phần lớn với những người ăn lần đầu sẽ thấy hơi khó ăn nhưng sau khi đã ăn được vài miếng sẽ thấy ngon và không còn thấy sợ nữa. Còn đối với người không ăn được những chất béo và ngấy nhưng vẫn muốn thưởng thức món ăn này thì ăn Nậm Pịa cùng với cơm trắng hoặc ăn kèm với bánh mì sẽ tạo cho bạn cảm giác dễ ăn hơn nhiều đó
Chính vì là món ăn độc đáo bậc nhất của Sơn La nên khách đến du lịch Sơn La thường xuyên tìm kiếm và săn lùng để thưởng thức. Nếu du khách đến Sơn La muốn thưởng thức thì hãy đến các phiên chợ truyền thống của người dân địa phương để ăn thử nhé !