Đến với cao nguyên Mộc Châu du khách không chỉ có cơ hội được tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng như thác Dải Yếm, Đồi Chè Trái Tim, nông trường Mộc Châu… thì bạn còn có cơ hội trải nghiệm những phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số nơi đây. Phải nhắc đến đầu tiên đó là phiên chợ Tình Mộc Châu. Nếu bạn đến Mộc Châu vào kỳ nghỉ lễ tết độc lập bạn sẽ có một trải nghiệm đáng nhớ ở phiên chợ đặc biệt này.
Chợ tình Mộc Châu xưa và nay
Nếu hỏi chợ tình Mộc Châu có từ khi nào thì chắc là không có câu trả lời cho bạn. Chỉ biết rằng từ rất lâu rồi người dân tộc Mông ở các vùng núi phía bắc sẽ tìm về Mộc Châu rất đông vào đúng đêm chính chợ là tối 1/9. Khi màn đêm buông xuống là thời khắc bao người mong chờ. Niềm vui khi đến chợ làm con người ta trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết.
Trước đây khi cuộc sống của người Mông còn khó khăn họ sẽ phải đi bộ để vượt núi băng rừng có khi phải mất vài ngày mới đến được chợ. Đối với những ai xuống chợ bằng ngựa thì được coi là người giàu có. Hình ảnh có lẽ in đâm vào tâm trí của người dân nơi đây là hình ảnh một gia đình gồm bố mẹ và con ngồi trên lưng ngựa thủng thẳng từng bước chân để xuống chợ. Chắc chắn xe là hình ảnh đầy thú vị của người Mộc Châu thời bấy giờ. Cả mộ con đường như được thay một màu áo mới với đầy đủ xác màu của những người đến chợ.
Ngày này cuộc sống đã thay đổi đời sống của người Mông cũng đã tốt hơn cho nên thay cho ngựa để xuống chợ thì ngày nay họ đã sử dụng các phương tiện như xe máy hay ô tô, Các phương tiện giao thông công cộng cũng khá thuận tiện cho nên việc đến chợ ngày nay không còn mất nhiều thời gian như trước.
Đối với những người Mông sinh sống ở những bản làng xa xôi thì nhiều gia đình, chàng trai, cô gái phải làm cật lực một khoảng thời gian dài để kiếm chút tiền để xuống chợ chơi. Đến chợ họ sẽ tiêu hết số tiền mình có sau đó có thể sẽ phải đi bộ về nhà nhưng ai ai cũng thể hiện rõ niềm vui trên nét mặt. Bởi đối với họ chỉ có vào dịp này họ mới có cơ hội vui chơi, giao lưu, chò chuyện…. Một Hai ngày vui chơi tại phiên chợ tuy không thể lấp đầy những tủi nhục, buồn vui trong cuộc sống nhưng cũng đủ để khiến họ phần nào vơi bớt mệt nhọc để rồi sau khi kết thúc phiên chợ họ lại quay trở lại cuộc sống hàng ngày.
Chắc hẳn phiên chợ tình tại Mộc Châu sẽ mãi là nét văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người Mông mà còn là những kỷ niệm của người Mộc Châu. Với những hình ảnh thân quen cha mẹ cùng con cái, những chàng trai cô gái tự tin trải bước đến chợ sẽ không bao giờ thay đổi.
Ý nghĩa phiên chợ tình Mộc Châu
Có lẽ phiên chợ tình này bắt nguồn từ ngày 2/9/1945 khi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập đây là dịp có ý nghĩ đặc biệt với người dân tộc mông mà nó có ý nghĩa với cả nước. Thời bấy giờ người dân tộc Mông còn nghèo khó khi biết tin đất nước giành độc lập người Mông bèn đi lên thị trấn để được nghe tin. Khi đó để đến được Mộc Châu có lẽ phải đi mất vài ngày đường. Khi trời nhá nhem tối cả trai và gái người Mông đều ngủ lại bên đường trai một bên và gái một bên.
Những chàng trai lúc đó nhìn ngắm những người con gái xinh xắn đáng yêu nên bèn tìm cách sang trò chuyện và qua các câu chuyện đó họ tìm cách tán tỉnh nhau rồi hẹn ước ngày này năm sau quay lại gặp gỡ. Cũng có lẽ từ đó mà ngày tết độc lập của người Mông đã trở thành nơi diễn ra những phiên chợ tình sôi động và thu hút.
Nhắc đến chợ tình người ta nghĩ ngay đến phiên chợ tình Mộc Châu đây là phiên chợ đầu tiên được diễn ra và từ đó những phiên chợ tình của các tỉnh khác cũng xuất hiện như chợ tình SaPa hay chợ tình Khâu Vai.
Điều đặc biệt ở phiên chợ này có lẽ đây không phải là nơi để người ta buôn bán mà phiên chợ này là nơi để những đôi trai gái hẹn hò, tán tỉnh và thành đôi. Thú vị một điều ngay cả với những người đã có vợ có chồng thì trong phiên chợ này được phép hẹn hò với người cũ. Trong 2 ngày này những người đã từng yêu nhau nhưng không đến được với nhau thì hẹn nhau tại phiên chợ này để có thể tâm sự về cuộc sống của mỗi người. Sau khi kết thúc phiên chợ họ lại quay trở lai cuộc sống thường ngày.
Tục bắt vợ tại phiên chợ tình Mộc Châu
Một nét đặc trưng của những phiên chợ tình tại Mộc Châu đó chính là tục bắt vợ. Theo những người dân nơi đây kể lại tục bắt vợ của họ đã có từ lâu đời. Nếu chàng trai thích một cô gái thì vào ngày họp chợ tình chàng trai sẽ bắt cô gái đó về nhà mình sống với mình như vợ chồng trong vòng 3 ngày 3 đêm. Sau 3 ngày cửa buồng sẽ được mở ra nếu cô gái ưng chàng trai thì sẽ ở lai còn nếu không ưng thì sẽ bỏ về. Và lỡ trong 3 ngày này người phụ nữ có bầu cũng không ai trách. Cũng chính vì phong tục này mà người Mông thường có tục lệ là không để cho người con đầu cúng tổ tiên là vì vậy.
Tuy nhiên phong tục cổ là vậy nhưng ngày này xã hội đã ngày càng phát triển và hiện đại hơn những người dân tộc cũng tiếp cận được gần hơn với những văn minh mới. Nên tục bắt vợ cũng đã có nhiều thay đổi. Những chàng trai cô gái người Mông ngày nay họ đã yêu nhau đồng ý với nhau về sống chung một nhà thì những chàng trai mới được bắt người con gái đó. Sau khi đã bắt cô gái về nhà chàng trai sẽ thông báo với người nhà cô gái sau đó họ chính thực làm vợ chồng. Những gia đình nào có điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức lễ cưới, còn nếu không học cứ vậy ở với nhau cho đến khi răng long đầu bạc.
Ngày nay phiên chợ tình Mộc Châu đã được tổ chức thành ngày hội văn hóa các dân tộc Mộc Châu. Nên vào những ngày diễn ra chợ tình có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ để quảng bá hình ảnh của tỉnh Sơn La đến du khách.
+ Khai mạc tổ chức chương trình nghệ thuật giới thiệu về miền đất, con người và bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu.
+ Tổ chức vòng xòe đoàn kết các dân tộc. Biểu diễn dân ca, dân vũ, tấu nhạc cụ dân tộc của các dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Mông, Dao…
+ Tổ chức bắn pháo bông chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam.
Với những thông tin mà du lịch Khát Vọng Việt chia sẽ về phiên chợ tình Mộc Châu thì quý khách cũng một phần nào hiểu được những nét tiêu biểu của phiên chợ tình này. Nếu bạn thực sự muốn hòa mình vào phiên chợ độc đáo này thì hãy liện hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0934507489 hoặc 0962705533 để nhận được chương trình và giá tour ưu đãi nhất nhé.