Bánh dày của người Mông – Nét độc đáo trong ẩm thực dân tộc

Bánh Dày một món ăn cổ truyền của người dân tộc Mông. Đặc biệt là hoạt động giã bánh dày là hoạt động không thể thiếu vào mỗi dịp lễ hội hay thời điểm tết đến xuân về của toàn bộ người dân tộc Mông ở khu vực miền núi phía Đông, Tây, Bắc. Theo quan niệm của người xưa, bánh dày của người Mông không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông mà còn là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất.

Bánh dày đối với người Mông là một nét văn hóa truyền thống đặc biệt
Bánh dày đối với người Mông là một nét văn hóa truyền thống đặc biệt

>> Xem thêm: Những đặc sản nổi tiếng của Sơn La

Bánh dày – Nét đẹp ngày Tết của người Mông

Cho đến ngày nay cứ mỗi dịp tết đến người đồng bào Mông vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống rất riêng, trong đó không thể nào không nhắc đến đó là tục làm bánh dày vào ngày tết. Ngày nay bánh dày không chỉ được giã trong các gia đình nữa mà còn được mở rộng trở thành những cuộc thi giã bánh dày với các làng bản các xã với nhau trong mỗi dịp tết tạo ra một không khí thi đua vui tươi và sôi nổi vào những ngày đầu xuân mới.

Món ăn được cho là linh hồn của người Mông
Món ăn được cho là linh hồn của người Mông

Đối với người Mông đặc biệt là chị em phụ nữ người chuẩn bị mâm cơm cúng nhà vào những ngày tết ngoài rượu và thịt ra thì món ăn không thể thiếu đó chính là bánh dày. Vì vậy, dù ở đâu đi nữa, đồng bào Mông nào trong ngày tết cũng phải có bánh dày. Có một số nhóm người Mông còn có phong tục làm chiếc bánh dày to để trên một cái mâm hoặc đặt vào mẹt để lên bàn thờ để cúng tổ tiên.

Những cuộc thi giã bánh dày được tổ chức thường niên vào những ngày đầu năm mới
Những cuộc thi giã bánh dày được tổ chức thường niên vào những ngày đầu năm mới

Cách chế biến món bánh Dày

Theo tiếng của người Mông thì bánh dày được gọi là “Pé -Plẩu”.  Để đảm bảo chất lượng cho món bánh dày thì người dân tộc Mông cần chuẩn bị  cối giã bánh cẩn thận. Trước tiên cối bánh dày được làm bằng một thân cây gỗ lớn, có gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm. Sau khi đã lựa chọn kỹ càng phần gỗ người dân mang khoét rỗng ruột. Chày để giã cũng được dùng từ những loại gỗ cứng và nặng để tạo sự chắc tay và đầm bánh trong khi giã.

Nguyên liệu chính để làm món bánh dày là gạo nếp được nấu thành xôi
Nguyên liệu chính để làm món bánh dày là gạo nếp được nấu thành xôi

Sau khi đã chuẩn bị xong phần chày và cối thì công đoạn tiếp theo sẽ chuẩn bị các loại nguyên liệu để làm bánh đầu tiên là vừng được rang sẵn,trứng gà được luộc chín lấy phần lòng đỏ để xoa các dụng cụ nặn, dã bánh không bị dính. Một yếu tố được cho là quan trọng nhất đó là gạo nếp. Gạo nếp được chọn phải  là gạo đặc biệt vừa có mùi thơm lại có độ dẻo, Sau khi đã lựa chọn gạo một cách kỹ càng người dân mang gạo ra ngâm khoảng một ngày rồi mang gạo đi đồ. Quá trình đồi xôi cũng rất quan trọng người làm phải đun nhỏ lửa và thật là đều lửa. thời gian đồ mất khoảng một tiếng đồng hồ là vừa đủ thời gian để xôi chín kỹ đạt được sự mềm dẻo.

Bánh dày là món không chỉ là món ăn mà còn mang tính chất tượng trưng
Bánh dày là món không chỉ là món ăn mà còn mang tính chất tượng trưng

Sau khi xôi chín thì người dân cho vào cối đã chuẩn bị từ trước để giã, xôi bắt buộc phải được giã khi vừa được bắt ra lúc còn nóng hổi. Chất lượng bánh cũng dựa vào kỹ năng và sức khỏe của những người giã bánh nên thường là nam giới đảm nhận công việc này. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Sau khi đã giã xong rồi lúc này phải cần đến bàn tay khéo léo của người phụ nữ nặn bánh ngay, nếu để nguội thì không nặn được nữa. Phần lá để gói bánh được dùng bằng lái chuối đã rửa sạch sau đó mang hơ qua lửa để tạo sự dẻo dai.

Bánh dày là món ăn không chỉ để thờ cúng tổ tiên vào những ngày quan trọng như lễ hội tết nhất mà đây còn là món ăn để đãi khách và làm quà cho khách khi khách đến thăm nhà.

Bánh dày khi thưởng thức cần thái nhỏ rồi cho lên chảo rán lại tạo hương vị thơm ngon khó cưỡng
Bánh dày khi thưởng thức cần thái nhỏ rồi cho lên chảo rán lại tạo hương vị thơm ngon khó cưỡng

Bánh dày khi ăn có khá nhiều cách để làm. Một là miếng bánh lớn được nướng trên bếp than hồng cho bánh nóng lên rồi cắt ra ăn. Còn nếu không thì bánh dày được cắt ra thành những miếng nhỏ hình chữ nhật rồi cho vào chảo dầu rán phồng tao ra hương vị thơm ngon và hấp dẫn.

Nếu bạn có cơ hội lên khu vực miền núi phía Bắc thì bạn không chỉ được trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân tộc Mông, mà còn có cơ hội thưởng thức những món ăn truyền thống của người dân nơi đây với những hương vị bà nét đặc trưng độc đáo.